Truyện ngắn dịch - Từ bỏ giấc mơ

“ Vậy chính xác tại sao cháu lại ở đây?” đứa cháu gái mười chín tuổi ngồi cạnh bên tôi hỏi. Chiếc đèn lồng bên cạnh chúng tôi nhả một thứ ánh sáng lập lòe qua xưởng thuộc da âm u bị bỏ hoang. Sự kì quái, mạng nhện phủ đầy lấy mọi thanh xà gỗ, bàn gia công và các cái bàn, tất cả đều gây ra cho cháu tôi sự rùng mình.
Tôi khẽ liếc nhìn gương mặt ngây thơ của cháu tôi, và ước rằng một lần nữa tôi được sinh ra trong cái thời của con bé hơn là của tôi. “Để xác nhận cảm xúc”
“Sau đó cháu sẽ không gặp bất cứ một sự nguy hiểm nào nữa đúng không, dì Aunt Margryte?” con bé ngập ngừng hỏi.
“Đương nhiên là không rồi, Geruscha.” Tôi nói một cách điềm nhiên để tránh thể hiện sự mất bình tĩnh của tôi trong bộ đồ tang xác xơ màu đen.
“Dì có biết ai là chủ của nơi này không?”
“ Ta đã từng. Chà, ta đoán ta vẫn là chủ nơi này” Những kí ức về những ngày tươi đẹp từ những thế kỉ trước đã trôi qua chồng chéo lên nhau qua những chiếc ghế đẩu đã gẫy và những chiếc ghế băng xiêu vẹo. Tôi kìm nén bờ môi giữ những nỗi đau sâu thẳm tại nơi này.
“ Vậy tại sao dì không bán nó đi? Dường như cấu trúc của nó vẫn còn nguyên vẹn; chắc chắn sẽ có thợ thuộc da sẽ mua lại nó chứ?”
“ Cháu hỏi nhiều quá rồi đó, Geruscha,” tôi nghiêm giọng.
“ Thì dì là người yêu cầu cháu đến đây tối nay mà,” con bé bĩu môi.
“Ừ thì ta đã giữ nơi này bởi vì nó sẽ được dùng cho một dịp thích hợp, như hôm nay chẳng hạn,” Phải một lúc sau tôi mới trả lời.
Câu hỏi tiếp theo của Geruscha đã chết cứng trên môi con bé khi cánh cửa trước mặt mở ra, rồi một người đàn ông với vết sẹo khủng khiếp trên mặt bước ra, anh ta vận một bộ đồ lính đánh thuê. Tôi đặt một cánh tay lên ngực con bé để trấn an nó.
Những tấm sàn gỗ cột kẹt dưới cân nặng của người đàn ông lạ, anh ta đang tiến đến gần chúng tôi. Đôi mắt lạnh đó xoắn lấy tôi, và sau đó dò xét cháu gái tôi như thể con bé là một con ngựa được rao bán. “Ai đây”, ông ta cằn nhằn.
“ Đây là Geruscha, cháu gái tôi,” tôi đáp lại với giọng nói lạnh như băng để phù hợp với cách ông ta thể hiện ra ngoài.
“Sao con bé lại ở đây?” anh ta ngắt lời.
“Chà, để tôi xem nào,” tôi trả lời ngay lập tức, “có lẽ nên cho thêm chút ánh sáng cho những cuộc gặp gỡ bí mật đầy quyến rũ mà chúng ta có chứ nhỉ.”
Hướng sự quan tâm lại về phía tôi, người đàn ông vỗ cái ví vải trên cái bàn ọp ẹp trước mặt chúng tôi. Tôi chẳng thể hiện sự biết ơn đối với anh ta với số tiền đó.
Sự tức giận hằn lên rõ rệt trong ánh mắt của anh ta. “Cô thậm chí không hỏi thăm tôi đã làm được điều gi sao?”
“Ồ, tại sao không, bởi vì điều đó rất có nghĩa đối với anh. Nói cho tôi biết, anh đã làm đươc những gì gần đây?”
Anh ta đưa lên ba ngón tay, “Tôi mất gần ba năm để lùng sục từng thước đất Stuhlingen, nhưng mười ba kẻ đó đã bị đưa ra trước pháp luật.”
Tôi nhướn người về phía trước chầm chậm, cẩn thận để không làm đổ cái ghế đẩu ọp ẹp. “ Bây giờ anh cảm thấy tốt hơn chưa? Anh thấy điều này đã làm hài lòng anh chưa?”
Anh ta không ấn tượng gì. “ Nó không phải là về sự thỏa mãn. Nó là công l‎‎í. »
« Ý anh là sự trả thù, » Tôi thắc mắc.
« Gì cũng được, » anh ta càu nhàu. «  Cô thì cho rằng nó đã xong, Margryte. Những tên đó phải bị đưa ra công l‎í vì tội lỗi chúng đã gây ra. Tôi sẽ không cho phép những kẻ giết người sâu mọt đó có những hành vi ghê tởm như thế vẫn được quay về với xã hội và được công nhận là một công dân một lần nữa. »
Một đám mây bụi xoáy lên ngọn đèn lồng đang cháy sáng khi tôi cầm lấy cái ví trên bàn. « Đã hai mươi lăm năm rồi. Khi nào anh sẽ trở nên mệt mỏi với sự tìm kiếm này ? »
« Khi mà tôi sẽ tìm được tất cả bọn chúng, Margryte, và sẽ không phải là trước lúc đó, » anh ta nói trước khi ra khỏi xưởng mà không ngoảnh lại. Anh ta biến mất vào màn đêm.
Cháu gái tôi đã tìm lại được giọng nói. « Người đàn ông đó là ai thế dì Margryte ? »
« Chồng của dì, Geruscha à, » tôi thừa nhận.
« Walther Sighard ? Cháu tưởng chú ấy đã chết trong cuộc nổi loạn Peasants, năm 1525,” con bé la lên.
“ Đó là điều mà chú ấy muốn họ nghĩ vậy, Geruscha.”
“Họ ư, dì Margryte? Ý dì là những người đứng đầu trong cuộc nổi loạn?” con bé nhấn mạnh.
“ Không chỉ những người lãnh đạo đâu, Geruscha à, mà là tất cả những người nổi dậy, những người đã phạm vào cuộc chiến đẫm máu của Weisberg. Hai mươi năm trước, chú ấy đã bị săn đuổi và và bị giết chết giống như chín mươi người khác,” Tôi trả lời như từ một khoảng xa xăm nào đó.
“Nhưng, dì Margryte, dì nói cứ như thể dì không tán thành điều đó. Không phải là cuộc nổi loạn đó đã giết chết bố mẹ và hai người chị của dì cũng như hàng trăm người khác đó hay sao?”
Tôi gật đầu. “ Đúng là như vậy. Nhưng cháu biết không. Ta đã nghĩ chúng ta thật may mắn khi chúng ta vẫn sống sót. Chúng ta vẫn có nhau, hai cậu bé đáng yêu, và xưởng thuộc da này. Ta muốn hài lòng với cuộc sống của chúng ta, nhưng Walther không như vậy. Anh ấy trở nên bị ám ảnh với sự trả thù – một nỗi ám ảnh đã lấy đi của anh ấy không chỉ gia đình thương yêu luôn cần anh ấy – mà còn mơ ước và tương lai của anh ấy. Tối nay là lần thứ năm ta gặp lại chú cháu trong vòng hai nươi năm qua.”
“Cháu không biết phải nói gì nữa, dì Margryte.”
“Về nhà thôi, Geruscha”


Chú thích

Xưởng thuộc da: Xưởng làm nghề thuộc da, tức là nhuộm màu da và trang trí hoa văn lên những tấm da động vật.
Cuộc nổi loạn Peasants (Peasants Revolt): Một cuộc nổi loạn tại Anh của người dân , nhằm mục đích chống lại thuế và những sự không công bằng áp bức người nghèo. Đây là một trong những cuộc nổi loạn tiêu biểu nhất của Anh thời kì trung cổ. Cuộc nổi loạn này đã thất bại dưới sự đàn áp của vua Richard II

0 nhận xét:

Đăng nhận xét